Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gout

Gout là một loại bệnh viêm khớp, hình thành do sự lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) ở một số tổ chức, cơ quan. Những người mắc bệnh gout có thể bị đau, sưng và viêm khớp đột ngột. Tuy nhiên, bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.


  • Nano Fast Gout – Viên sủi thảo dược tiêu gout số 1 Việt Nam


Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị phù hợp thì chế độ ăn uống, luyện tập cũng có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp.

Vậy người bị đau bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì, cần hạn chế ăn những gì? Đâu là thực đơn, chế độ ăn uống phù hợp nhất cho người bệnh gout? Hãy cùng Chuyên Sức Khỏe Sắc Đẹp tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gout.

Bệnh gout là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh gút?

Bệnh gút (gút bắt nguồn từ từ tiếng Pháp goutte),còn gọi là bệnh thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới.

Gút là một bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các purin (quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào), một bệnh lý quan trọng nhất trong nhóm các bệnh khớp do tinh thể (Crystal Arthropathies) đưa đến tình trạng tăng acid uric trong máu.

Tình trạng tăng acid uric có thể do tăng sản xuất acid uric trong cơ thể hoặc giảm bài xuất acid uric ra ngoài cơ thể hoặc do cả hai quá trình trên. Và hậu quả là sự lắng đọng các tinh thể muối urate ở các mô trong cơ thể. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên, dẫn tới lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, các mô ngoài khớp, nhu mô và ống thận, mạch máu… gây bệnh gút và các biến chứng từ nhẹ đến nặng của bệnh.

Hầu hết những người mắc bệnh gout do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout... ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout gồm có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.
  • Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.
  • Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gout (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).
  • Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.


Bệnh gout có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Nhiều người thường nói rằng “ Bất kể bệnh gì mà biết nguyên nhân gấy ra bệnh tất sẽ có giải pháp điều trị, và bệnh gút không phải là một trường hợp ngoại lệ” và hiện nay đã có nhiều người bệnh sau thời gian điều trị đã thoát khỏi những cơn đau đớn do gút gây ra bằng các phương thuốc thuốc hiệu quả, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Họ đã được trở lại cuộc sống thường ngày, chấm dứt những cơn đua hành hạ nhiều năm trời, được ăn uống thoải mái và không phải kiêng kem quá nhiều.

Tuy nhiên nhiều người ngỡ rằng mình đã khỏi bệnh khi không còn các biểu hiện bệnh như sưng đỏ, tê nhức sau một thời gian điều trị và lại vô tư ăn uống, thói quen sinh hoạt trở lại như cũ mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm phát triển trong cơ thể mình và lại tái phát sau một thời gian, bệnh không chỉ nặng thêm mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, kháng thuốc khiến việc chạy chữa vất vả hơn rất nhiều.

Vậy bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp những thông tin sau đây.

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gout

Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Những thực phẩm chứa nhiều purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, một số loại rau chứa nhiều purine không kích hoạt các cơn gout. Bên cạnh đó, đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa nhiều purine. Trong khi đó, các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi người bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì rất đơn giản, đó là chỉ cần tuân theo nguyên tắc: Nên ăn những thực phẩm chứa hàm lượng purine thấp, bổ dưỡng và nên hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng purine cao và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh gút nên ăn gì?

Bệnh gút nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm hàng đầu. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái.

Thực phẩm nên ăn

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…
  • Các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Dầu thực vật
  • Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C: Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau: Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm.

Bệnh gút nên kiêng gì?

Như trên ta đã biết Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng.

Thực phẩm không nên ăn:

  • Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
  • Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản: sò điệp, cua, tôm
  • Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt
  • Hạn chế uống đồ uống có cồn: Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải

Bên cạnh những thực phẩm tránh dùng được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải như: Thịt, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ. Tuy nhiên, bạn nên dùng một vài lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gout.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh gout

Ngoài chế độ ăn uống, một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đợt gout.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Giảm cân an toàn

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Tập thể dục, vận động thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Chuyên Sức Khỏe Đời Sống tổng hợp để chia sẻ và giải đáp cho câu hỏi Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Hy vọng qua bài viết người bệnh gút có thể xây dựng một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt phù hợp để trị bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Chuyên Sức Khỏe Sắc Đẹp (tổng hợp)
Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gout Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gout Reviewed by Hau Nguyen on 09:14 Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.