Tía tô không chỉ là một loài rau quen thuộc có mặt trong hầu hết các bữa cơm gia đình mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt diệu được ứng dụng rộng rãi trong đông y. Một trong những công dụng nổi tiếng của lá tía tô đó chính là được dùng để chữa bệnh gút (bệnh gout). Vậy lá tía tô có tác dụng chữa bệnh như thế nào theo đông y? Lá tía tô có chữa được bệnh gút không? Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô như thế nào cho an toàn và hiệu quả nhất? Cùng Chuyên Sức Khỏe Sắc Đẹp đi sâu tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Cách chữa bệnh gút (bệnh gout) bằng lá tía tô an toàn, hiệu quả tại nhà. |
Tía tô - Thần dược chữa bệnh trong Đông Y
Tía tô (tên khoa học là Perilla frutescens) trong Đông y được gọi là tử tô/tử tô ngạnh, thân cao 0,5-1m, lá màu tía hoặc mặt dưới tía, mặt trên nâu/xanh lục, có lông nhám, mép khía răng cưa, lá mọc đối nhau.Hoa tía tô có kích thước nhỏ, máu trắng hoặc tím, thường mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, các hoa đối nhau. Quả tía tô hình cầu. Toàn cây có lông và chứa tinh dầu thơm. Trong các loại tía tô thì tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn cả.
Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.
Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).
Toàn thân cây đều có thể dùng làm thuốc. Lá tía tô chữa hắt hơi sổ mũi, giảm ho hoặc nấu với các loại lá thơm khác để xông chữa cảm mạo. Lá non được dùng nấu cháo giải cảm, giúp tiêu hóa; hạt dùng làm thuốc hạ khí trị ho suyễn; cành dùng làm thuốc an thai.
Không chỉ là một vị thuốc dân gian, mà tía tô còn là một vị thuốc thảo dược của Đông y. Loại rau dân dã này có vị cay, tính ấm vào 3 kinh Phế – Tâm – Tỳ. Thuộc loại thuốc giải biểu chuyên làm ra mồ hôi, bệnh nào do phong hàn gây nên dùng tía tô sẽ giúp thoát mồ hôi, hạ sốt.
Đặc biệt là dùng lá tía tô chữa bệnh gout được ưa chuộng không chỉ vì rẻ, dễ kiếm mà tác dụng lại nhanh nên người bệnh dễ kiểm chứng hiệu quả mang lại.
Viên sủi Nano Fast – Viên sủi thảo dược tiêu gout số 1 Việt Nam
Cây, lá tía tô chữa được bệnh gì?
Trong dân gian, tía tô thường được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn, nhưng thực chất nó cũng là vị thuốc quý của Đông y. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh hiệu quả của tía tô:Chữa bệnh gút
Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.Giải độc do ăn cua cá
Lấy 10g lá tía tô khô, sắc lấy nước thuốc, uống khi còn nóng; hoặc giã nát lá tía tô tươi, chắt nước cốt để uống.Ngoài ra, nếu có thời gian bạn có thể áp dụng bài thuốc giải độc từ lá tía tô bằng cách cho 10g tía tô, 8g gừng tươi, cam thảo vào nồi, đổ 600ml nước, sắc tới khi còn 200ml, chia làm 3 lần uống, dùng khi còn nóng.
Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh
Giã nát một nắm lá tía tô, vắt lấy nước cốt uống, phần bã dùng chà xát lên vùng da bị dị ứng. Lưu ý là cần tránh nước, tránh gió thì phương pháp này mới hiệu quả.Giải cảm hàn
Lá tía tô có vị cay, tính ấm, dân gian thường sử dụng để trị chứng cảm mạo. Khi bị cảm, sốt, bạn có thể kết hợp lá tía tô và một số loại dược liệu khác để xông hơi, nhằm đào thải độc tố qua mồ hôi.Cách đơn giản nhất để giải cảm, hạ sốt là nấu cháo tía tô với hành lá, có thể cho thêm một quá trứng gà, ăn khi còn nóng. Phương pháp này cũng giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Khứ đờm chỉ ho
Người bị ngoại cảm phong hàn (đau đầu, sốt, sợ lạnh, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…) mà ho có nhiều đờm dùng Tô diệp, Sinh khương mỗi thứ 8g; Hạnh nhân, Bán hạ chế mỗi thứ 12g sắc với 500ml còn 250ml uống sau ăn.Đối với bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm dùng phương Tam tử thang: Tô tử, Lai phục tử, Đình lịch tử mỗi thứ 8g sắc với 500ml, còn 250ml uống sau ăn. Bài thuốc này đặc biệt tốt với bệnh nhân cao tuổi.
Trị bệnh đường ruột
Uống trà lá tía tô là giải pháp đơn giản để cải thiện hệ tiêu hóa và trị các bệnh đường ruột. Khi kết hợp với lá bạc hà và một số thảo dược khác, lá tía tô còn có công dụng trị triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu…Ngoài ra, trong lá tía tô còn có thành phần kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và xoa dịu chứng đau nhức cơ bắp.
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cũng cần chú ý khi sử dụng lá tía tô. Theo đó, không nên dùng lá tía tô khi đang sử dụng các loại thuốc đặc trị khác, vì nó có thể gây ra phản ứng thuốc.
Ngoài ra, thần dược này cũng không thích hợp cho bệnh nhân tăng nhãn áp, người hay bị dị ứng hoặc người sắp phẫu thuật
Chữa mề đay, mẩn ngứa
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.Chữa dạ dày
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.Ngăn ngừa bệnh tim
Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.Trị mụn, làm đẹp da
Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần.Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, chị em hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 - 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
Lá tía tô chữa được bệnh gút (bệnh gout) không?
Ở nước ta vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào, nhưng lá tía tô chữa bệnh gút không còn xa lạ với nhiều người. Vậy vì sao lá tía tô lại có công dụng chữa được bệnh gút?Bệnh gout gây ra do chế độ ăn uống sinh hoạt dẫn đến dư thừa axít uric trong máu làm tích tụ và lắng đọng tinh thể tại các khớp xương.
Một số nghiên cứu của Nhật Bản đã tìm thấy có 4 chất khác nhau trong lá tía tô có khả năng ức chế các enzym xanthine oxidase – loại enzyme thúc đẩy sự hình thành acid uric. Bằng cơ chế này, nồng độ acid uric có thể được giữ ở mức thấp.
Lá tía tô giúp chống viêm, làm lợi tiểu nên giúp đào thải phần nào acid uric trong máu, từ đó giúp người bệnh giảm đau nhức trong vòng vài giờ.
Việc phát hiện ra Cây tía tô - “cây tím hồi sinh” có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người Nhật Bản, nó không chỉ là rau thơm, gia vị cho các món ăn mà còn là vị thuốc tuyệt vời đẩy lùi bệnh gout, giải ngộ độc do đạm từ cua, cá - loại thực phẩm chính trong bữa ăn của người Nhật.
Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng?
Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gout.Dưới đây là một số cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có thể áp dụng như sau:
Ăn như rau sống
Đối với những người đang bị mắc bệnh gút, hãy dùng lá tía tô để ăn trong các bữa ăn hàng ngày, giống như một loại rau sống ăn kèm với thức ăn, nhằm phòng ngừa bệnh tái phát. Mỗi khi khớp có cảm giác sắp bị sưng đau thì lấy lá tía tô, nhai và nuốt để hạn chế tình trạng đau nhức.Uống nước lá tía tô
Sắc lá tía tô uống thường xuyên có thể giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả năng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc phục các triệu chứng bệnh nhanh hơn. Chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, đem đun sôi không quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá, sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày.Đắp lá tía tô
Lấy lá và cành tía tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng viêm, tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt. Sử dụng theo cách này tình trạng đau khớp sẽ dịu nhanh chóng.Ngâm chân trong nước lá tía tô
Người bệnh gút chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút mỗi ngày để ngâm chân trong nước được sắc từ lá tía tô nhằm làm giảm thiểu bớt cơn đau của bệnh.Dùng bột tía tô
Đây là phương pháp hiệu quả và phù hợp hơn cả đối với việc phòng và ngăn chặn tận gốc bệnh gout. Có thể sử dụng bột tía tô như một thức uống, một loại gia vị hấp dẫn trong các bữa ăn hằng ngày mà không lo tác dụng phụ.Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô
Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.
Tham khảo thêm:
- Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gout
- Bệnh gút có nguy hiểm đến tính mạng không? Gút bị các biến chứng nào?
- Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Có ăn được thịt lợn, thịt bò không?
Chuyên sức khẻo sắc đẹp (tổng hợp)
Lá tía tô chữa được bệnh gút (bệnh gout) không? Cách chữa như thế nào?
Reviewed by Hau Nguyen
on
07:07
Rating:
No comments: