Bệnh gout có chữa khỏi hoàn toàn được không? Bệnh gút có chết không?... là những băn khoan lo lắng của nhiều người khi mắc bệnh gout. Cùng Chuyensuckhoesacdep.com tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Bệnh gout có chữa khỏi hoàn toàn được không? Bệnh gút có chết không? |
Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp thường gặp gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người mắc. Khi bị gút, bạn có thể cảm thấy sưng và đau ở các khớp chân, đặc biệt là ngón chân cái. Cơn đau thường dữ dội, đột ngột, khiến người bệnh có cảm giác như đang có kim châm vào các khớp.
Giảm bài tiết axit uric là nguyên nhân bệnh gút phổ biến. Axit uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua thận. Khi thận không hoạt động hiệu quả, nồng độ axit uric máu sẽ tăng lên nhanh chóng, tích tụ lại tại khớp và gây ra đau đớn.
Các nguyên nhân khác khiến nồng độ axit uric máu tăng có thể do di truyền, do chế độ ăn uống, sử dụng một số thuốc điều trị gây tổn thương thận và khiến nó hoạt động không hiệu quả. Các bệnh lý như bệnh tiểu đường, huyết áp cao không được kiểm soát cũng có thể làm giảm chức năng thận và làm tăng axit uric máu.
Bệnh cũng có thể xảy ra do chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin – một hợp chất mà khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric máu. Các thực phẩm giàu purin có thể kể tới như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,…
Mắc bệnh gút nguy hiểm ra sao?
Đặc điểm của bệnh gout là không có cơn đau âm ỉ mà thường đau rất đột ngột và dữ dội. Bệnh nhân có thể đau tới mức chỉ cần gió thổi thoảng qua cũng rất đau. Thường những cơn gout cấp đầu tiên sẽ đau và tự khỏi nên người bệnh sẽ chủ quan không nghĩ mình mắc gout. Bệnh khiến cho các tinh thể muối lắng đọng ở các tạng dẫn đến các cơ quan này bị phá hủy, không thể phục hồi.
Triệu chứng để phát hiện bệnh gout sớm là bệnh nhân bị đau ở vị trí khớp bàn chân, ngón cái, cổ chân, gối... Khi bệnh chuyển lên tay, diễn biến đã nặng, gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Gout có thể gặp những biến chứng rất nặng và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tinh thể lắng đọng ở đâu sẽ gây tổn thương ở vị trí đó như khớp, các ống thận, tim, mạch máu. Cụ thể:
- Khớp: gây ra viêm màng hoạt dịch, viêm hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, làm cho khớp bị thoái hóa dần.
- Các ống thận: làm tắc các ống thận gây viêm kẽ thận dẫn tới suy thận hoặc lắng đọng trong xoang mật có thể gây sỏi thận.
- Một số nghiên cứu còn cho thấy tinh thể urat natri lắng đọng ở màng tim gây ra bệnh tim.
Bệnh gút có chết không, có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh gout có chết không? Thực tế là những người bị bệnh gút thường có nguy cơ tử vong sớm. Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh gút có khả năng chết sớm hơn 25% so với những người không bị bệnh gút. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ tử vong gia tăng này đã không được cải thiện trong những năm qua.
Do đó, theo các chuyên gia y tế đánh giá thì gút là một căn bệnh thực sự nguy hiểm, gút gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của chính người bệnh. Vì vậy, người bệnh và gia đình cần phải có những hiểu biết cần thiết về những mối nguy hiểm mà bệnh gút đem lại.
Để điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút, bệnh nhân cần được sự tư vấn, điều trị của bác sĩ và sử dụng những loại thuốc điều trị mang lại hiệu quả cao. Vậy bệnh gout có chữa khỏi được không?
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Gút là một chứng bệnh nan y, hình thành do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, nên khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Vì khi phát hiện ra bệnh gút thì thường là lúc cơ thể bệnh nhân đã xuất hiện các cơn đau gút cấp kéo dài khoảng 1-2 tuần hoặc bị cơn đau ở khớp diễn ra lặp lại 1-2 lần trước đó.
Khi người bệnh đang còn bị các cơn đau, sưng, nóng đỏ tại khớp thì liệu pháp điều trị trước tiên là sử dụng thuốc Tây y nhằm đẩy lùi nhanh nhóng các cơn gút cấp tính. Trong giai đoạn trị liệu ban đầu, các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách:
– Sử dụng thuốc tăng thải acid uric bài tiết qua nước tiểu, ức chế sản suất acid uric như: allopurinol, sulphipyrazon, ,…
– Sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giảm sưng như: colchicine, thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, indomethacin, kích thích tố adrenocorticotropic…
– Cho khớp đau được nghỉ ngơi, thư giãn bằng việc chườm lạnh khoảng 15 phút.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc tây cần có sự chỉ định kê đơn của bác sĩ. Nếu sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng thuốc sẽ dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ gây hại cho các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, cụ thể là dạ dày, gan, thận,... Và đây cũng mới chỉ là cách tạm thời để đẩy lùi cơn đau.
Do đó, phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay để hỗ trợ điều trị bệnh gút chính là sau khi các cơn đau gút cấp qua đi thì mục tiêu điều trị là hướng đến việc tăng cường chức năng gan thận, nhằm thúc đẩy đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Đồng thời hạn chế lượng acid uric chuyển hóa đạm purin từ thức ăn, từ đó ngăn ngừa tái phát các đợt viêm khớp. Các cách trị liệu bạn có thể áp dụng như sau:
– Lên kế hoạch ăn uống hằng ngày: Hạn chế tiêu thụ quá nhiều năng lượng để kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh tình trạng béo phì; Đối với bệnh nhân đã bị thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ, giảm đạm (không quá 150g thịt /ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều đạm như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)…các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản. Ăn nhiều rau xanh, củ quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, rau actiso…
– Hạn chế sử dụng các thuốc lợi tiểu, thuốc lao, các loại thuốc kháng viêm steriod, aspirin, Levodopa.. để giảm tác dụng phụ gây hại cho gan thận.
– Kiêng rượu bia và các chất kích thích như cà phê, hạt tiêu, ớt. Nên uống từ 2-3 lít nước/ ngày, có thể dùng thêm nước hoa quả, sữa…
– Vận động thường xuyên và phối hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đạp xe, đi bộ, bơi, cầu lông,...
– Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng thêm các bài thuốc nam để tăng cường đào thải acid uric máu và tăng cường cả chức năng cho gan thận.
Những sai lầm cần tránh khi điều trị bệnh gút
Rất nhiều người đang có những suy nghĩ sai lầm trong điều trị, khiến bệnh chữa mãi không khỏi mà ngày càng trầm trọng hơn. Dưới đây là những sai lầm trong điều trị mà phần lớn người bị bệnh gút đã và đang mắc phải:
Lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ axit uric máu
Thuốc giảm đau có thể giúp người bệnh gút cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều sau khi dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ axit uric trong thời gian dài còn dễ gây nhờn thuốc, khiến nhiều người mắc thêm các bệnh khác liên quan đến gan, thận, dạ dày, tá tràng,…
Kháng sinh có thể điều trị gút
Có không ít người mắc bệnh gút vẫn đang lầm tưởng rằng, kháng sinh có thể giúp ích cho những cơn đau của họ. Thực tế, kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cơn đau gút hay hạ axit uric máu. Việc dùng kháng sinh còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Chỉ có những người trung niên mới bị bệnh gút
Đây là tâm lý chủ quan mà khá nhiều người đang mắc phải. Họ cho rằng, chỉ có người trung niên, người hay ăn nhiều thịt, cá mới có nguy cơ mắc gút. Chính vì suy nghĩ này mà nhiều người trẻ khi thấy các cơn đau khớp lại cho rằng, đó là dấu hiệu của viêm khớp nên điều trị sai cách, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Tiếp tục sử dụng thực phẩm chứa nhân purin
Nhiều bệnh nhân gút mạn tính cho rằng, đã có thuốc để giảm nồng độ axit uric máu và giảm đau nên không cần phải lo sợ bệnh tái phát. Vậy nên, họ vẫn ăn uống không kiểm soát. Sai lầm này khiến bệnh gút tái phát nhanh và mức độ đau cũng nặng nề hơn rất nhiều.
Chỉ điều trị ngắn hạn
Nhiều người chỉ điều trị trong thời gian ngắn, khi thấy cơn đau không còn là dừng lại, không can thiệp gì nữa. Điều này sẽ khiến bệnh càng tái phát thường xuyên hơn. Theo các chuyên gia, điều trị gút cũng giống như các bệnh mạn tính khác, người mắc cần chuẩn bị tinh thần để “chiến đấu” trong thời gian dài.
Qua những thông tin trên đây bạn đọc có thể hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh gút và các vấn đề liên quan như Bệnh gout có chữa khỏi hoàn toàn được không? Bệnh gút có chết không?... Cùng với đó là những lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu thêm:
Tìm hiểu thêm:
- Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gout
- Bệnh gút có nguy hiểm đến tính mạng không? Gút bị các biến chứng nào?
Chuyên Sức Khỏe Sắc Đẹp (th)
Bệnh gout có chữa khỏi hoàn toàn được không? Bệnh gút có chết không?
Reviewed by Hau Nguyen
on
23:11
Rating:
No comments: